Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông có thể được thể hiện bằng tay, cờ, còi hay gậy chỉ huy giao thông. Tiếp tục chuỗi bài viết cung cấp thông tin giao thông cho người lái xe mô tô hai bánh,
Duongbo.vn sẽ giúp độc giả khám phá ý nghĩa của các hiệu lệnh điều khiển trên.
Theo quy định, người điều khiển giao thông phải là cảnh sát giao thông mặc sắc phục theo quy định của Bộ Công an hoặc là người được giao nhiệm vụ điều khiển giao thông có mang băng đỏ rộng 10cm ở khoảng giữa cánh tay phải.
Trong trường hợp có người điều khiển giao thông tham gia điều tiết xe cộ, tất cả các lái xe và người đi bộ đều phải chấp hành nghiêm chỉnh hiệu lệnh của người điều khiển giao thông kể cả trong trường hợp hiệu lệnh trái với tín hiệu của đèn điều khiển giao thông, biển báo hiệu hoặc vạch kẻ đường.
Tất cả lái xe và người đi bộ cần chấp hành nghiêm chỉnh hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. (Ảnh minh họa)
Hiệu lệnh điều khiển bằng tay:
Tay giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở các hướng đều phải dừng lại;
Hai tay hoặc một tay dang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái người điều khiển được đi tất cả các hướng;
Cánh tay trái người điều khiển gập đi gập lại sau gáy để báo hiệu người tham gia giao thông bên trái người điều khiển đi nhanh hơn hoặc cánh tay phải người điều khiển gập đi gập lại trước ngực để báo hiệu người tham gia giao thông bên phải người điều khiển đi nhanh hơn hoặc;
Bàn tay trái hoặc phải của người điều khiển ở vị trí ngang thắt lưng và đưa lên, xuống báo hiệu người tham gia giao thông ở bên trái hoặc bên phải người điều khiển đi chậm lại;
Bàn tay trái hoặc phải của người điều khiển giơ thẳng đứng vuông góc với mặt đất báo hiệu người tham gia giao thông ở bên trái hoặc bên phải người điều khiển dừng lại;
Tay phải giơ về phía trước để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển dừng lại; người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển được rẽ phải; người tham gia giao thông ở phía bên trái người điều khiển được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phía sau lưng người điều khiển giao thông được phép đi;
Đồng thời tay trái giơ về phía trước lặp đi lặp lại nhiều lần, song song với tay phải báo hiệu người tham gia giao thông ở phái bên trái người điều khiển được rẽ trái qua trước mặt người điều khiển.
Quy định về việc sử dụng âm hiệu còi trong điều khiển giao thông của cảnh sát điều khiển giao thông như sau:
– Một tiếng còi dài, mạnh là ra lệnh dừng lại;
– Một tiếng còi ngắn là cho phép đi;
– Một tiếng còi dài và một tiếng còi ngắn là cho phép rẽ trái;
– Hai tiếng còi ngắn, thổi mạnh là ra hiệu nguy hiểm đi
chậm lại;
– Ba tiếng còi ngắn thổi nhanh là báo hiệu đi nhanh lên;
– Thổi liên tiếp tiếng một, nhiều lần, mạnh là báo hiệu phương
tiện dừng lại để kiểm tra hoặc báo hiệu phương tiện vi phạm.
Trường hợp phương tiện đã đi qua vạch sơn “Dừng lại”:
Trường hợp khi có tín hiệu hoặc hiệu lệnh phải dừng lại, nếu phương tiện tham gia giao thông đã đi vượt qua vạch sơn “Dừng lại” mà dừng lại sẽ gây mất an toàn giao thông thì cho phép đi tiếp; Người đi bộ còn đang đi ở phần đường dành cho người đi bộ trên lòng đường thì nhanh chóng đi hết hoặc dừng lại ở đảo an toàn, nếu không có đảo an toàn thì dừng lại ở vạch sơn phân chia 2 dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều;
Dùng gậy chỉ huy giao thông làm hiệu lệnh:
Trường hợp người điều khiển chỉ gậy chỉ huy giao thông vào hướng xe nào thì xe ở hướng đó phải dừng lại.