Khi bạn đã có nhu cầu sở hữu xe ô tô hoặc muốn kinh doanh làm việc liên quan đến ô tô thì việc học bằng lái xe ô tô là rất cần thiết. Tìm hiểu kỹ các lưu ý dưới đây giúp bạn có quyết định chính xác cho việc học bằng lái xe ô tô.
1. Lựa chọn loại bằng lái xe phù hợp
Để quyết định học bằng lái ô tô hạng nào, người dùng sẽ cần xác định rõ mục đích và hạng bằng mình cần học.
Ví dụ như bằng lái xe ô tô hạng B1 là sẽ dành cho người điều khiển ô tô số tự động đến 9 chỗ ngồi, không hành nghề lái xe. Trong khi hạng B2 dành cho cả ô tô số tự động và số sàn, có thể hành nghề lái xe. Hạng bằng C dành cho người lái ô tô tải, ô tô chuyên dụng trong phạm vi trọng tải trên 3.500kg, hay hạng bằng D là cho ô tô chở người từ 10 – 30 chỗ ngồi,…
2. Tìm hiểu học phí bằng lái xe và chuẩn bị kinh phí
Học bằng lái xe ô tô cần phải tốn một khoản kinh phí nhất định tùy thuộc vào loại bằng bạn học và chương trình đào tạo của từng trung tâm mà mức phí khác nhau.
Có 4 yếu tố chính ảnh hưởng tới học phí học lái xe ô tô:
– Số giờ thực hành: nếu bạn học thực hành 1 kèm 1 thì khoảng từ 15 đến 20 giờ là đủ để thi đậu. Nếu bạn tập 2 hoặc 3 người/xe thì thời lượng thực hành sẽ nhiều hơn.
– Loại xe tập lái : Các trường đào tạo trên xe mới học phí sẽ cao hơn, xe đời cũ (Gentra, Zace) thì học phí thấp hơn, các xe này khó điều khiển và thực sự ngồi không thoải mái lắm.
– Lịch học: Nếu bạn chỉ học được cuối tuần các trung tâm sẽ phụ thu khoảng 500 ngàn đồng đến 2 triệu đồng/khóa. Nếu bạn sắp xếp được các ngày trong tuần để đi học thì sẽ tiết kiệm được khoản chi phí này.
– Bạn nên hỏi kĩ học phí đã bao gồm lệ phí thi, cấp bằng, phí thi tốt nghiệp và tập xe cảm ứng hay chưa? Lệ phí thi và cấp bằng theo quy định của Tổng cục đường bộ là 585.000 đồng. Để đảm bảo thi đậu ngay lần đầu thì bạn nên tập xe cảm ứng càng nhiều càng tốt, tuy nhiên phí tập xe cảm ứng khá cao từ 400 đến 600 ngàn đồng 1 giờ.
3. Chuẩn bị sức khỏe tốt
Trước khi đăng ký học bằng lái xe ô tô, người dùng sẽ cần phải làm thủ tục thăm khám sức khỏe tổng quát để xem có đủ điều kiện hay không. Các hạng bằng càng cao, yêu cầu về sức khoẻ cũng sẽ càng gắt gao hơn.
4. Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ học bằng lái xe
– 1 Chứng minh nhân dân(căn cước công dân) hoặc Passport photo (không cần công chứng).
– 1 bản photo giấy phép lái xe A1 hoặc A2 (nếu bằng vật liệu PET).
– 1 ảnh chụp chân dung không chỉnh sửa theo quy định (chụp tại trung tâm khi đi đăng kí).
– 9 ảnh màu 3×4 theo quy định.
– 1 giấy khám sức khỏe tại các cơ sở y tế đủ tiêu chuẩn.
5. Chọn trung tâm uy tín học bằng lái xe
Địa chỉ học bằng lái ô tô là yếu tố vô cùng quan trọng khi học bằng lái ô tô. Do đó, cần lưu ý tìm hiểu kỹ nơi mình mong muốn học có uy tín không, có đảm bảo chất lượng hay không?.
Tuyệt đối không nên ham rẻ, tin lời quảng cáo đăng kỹ vào những nơi không có địa chỉ rõ ràng tránh tiền mất tật mang.
Trên đây là những lưu ý mà Trường dạy lái xe Cửu Long muốn gửi đến các bạn tham khảo kỹ càng trước khi quyết định học bằng lái xe ô tô.
Trung tâm dạy lái xe Cửu Long địa chỉ thi sát hạch lái xe ô tô uy tín, chất lượng tại TP. Hồ Chí Minh nơi tin cậy giúp bạn có được GPLX chất lượng, đạt kết quả cao. Liên hệ ngay với chúng tôi theo số hotline 0866 167 707 – 0903 07 2727 để được tư vấn chi tiết hơn về khóa học lái xe ô tô.