Bằng lái xe FC là gì?
Bằng lái xe FC là hạng bằng lái được cấp phép cho tài xế có thể điều khiển tất cả các loại xe được quy định trong GPLX hạng C và các loại xe quy định trong GPLX hạng B1, B2, C và FB2.
Bằng FC lái được những loại xe nào?
Theo quy định này, người sở hữu bằng lái FC sẽ được phép lái các loại phương tiện sau đây:
STT |
Các phương tiện mà bằng lái xe FC được phép lái |
1 |
Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe |
2 |
Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg |
3 |
Ô tô dùng cho người khuyết tật |
4 |
Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe |
5 |
Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg |
6 |
Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg |
7 |
Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg |
8 |
Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên |
9 |
Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên |
10 |
Các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng B2 có kéo rơ moóc |
Điều kiện học bằng lái xe FC là gì?
Để học bằng lái xe FC, lái xe phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
- Đủ từ 24 tuổi trở lên, là công dân Việt Nam có đủ điều kiện sức khỏe để học và thi sát hạch bằng lái xe hạng FC theo quy định.
- Đã có bằng lái xe hạng C, D, E và có thâm niên hành nghề từ đủ 3 năm trở lên, có số km lái xe an toàn đạt từ 50.000 km trở lên do tổ chức cơ quan hay công ty xác nhận thông tin
- Có từ đủ 2 năm trở lên điều khiển liên tục ô tô đầu kéo
- Được miễn tham gia khóa học lý thuyết tại các cơ sở đào tạo lái xe; miễn sát hạch lý thuyết và sát hạch thực hành lái xe trên đường; nhưng phải dự sát hạch thực hành lái xe trong hình theo nội dụng quy trình sát hạch lấy bằng lái xe FC.
- Trường hợp các lái xe đã có GPLX hạng C, D, E; có đủ thâm niên và số km lái xe an toàn nhưng mới chỉ có từ 1 đến dưới 2 năm điều khiển liên tục ô tô đầu kéo thì được miễn học lý thuyết tại các cơ sở đào tạo lái xe nhưng phải tham dự sát hạch lý thuyết và thực hành lái xe theo nội dung quy trình sát hạch lấy bằng lái xe FC
- Trường hợp các lái xe đã có GPLX hạng C, D, E; có đủ thâm niên và số km lái xe an toàn nhưng mới chỉ điều khiển liên tục ô tô đầu kéo dưới 1 năm thì được miễn học thực hành nhưng phải học lý thuyết tại cơ sở đào tạo lái xe, phải tham dự sát hạch lý thuyết và thực hành lái xe theo nội dung quy trình sát hạch lấy bằng lái xe FC.
- Trường hợp các lái xe đã có GPLX hạng C, D, E nhưng chưa đủ thâm niên và số km lái xe an toàn như trên, hiện đang lái ô tô đầu kéo nếu muốn học bằng lái xe FC thì phải tham gia học lý thuyết, học thực hành tại cơ sở đào tạo lái xe, phải tham dự sát hạch lý thuyết và thực hành theo nội dung quy trình sát hạch lấy bằng lái xe FC.
Có được học và thi trực tiếp bằng FC không?
Theo quy định của luật giao thông Việt Nam, chương trình đào tao sát hạch lái xe chỉ dành cho các loại bằng lái xe hạng B1, B2 hoặc C nếu học từ trực tiếp từ ban đầu,
Do đó nếu chưa từng học lái xe và muốn học trực tiếp bằng lái xe FC thì KHÔNG thể được.
Điều kiện để đăng ký học và thi sát hạch lấy bằng lái xe FC
Để có thể tham gia khóa học lấy bằng lái xe FC, bạn cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện gồm:
- Người đăng ký phải là công dân Việt Nam, tính đến ngày thi sát hạch phải từ 24 tuổi trở lên.
- Phải có tối thiểu một trong các loại bằng lái xe hạng: C, D, E.
- Có ít nhất 3 năm kinh nghiệm với 50.000 km an toàn trở lên.
Hồ sơ thi nâng hạng bằng FC gồm những gì
Để có thể nâng hạng lên bằng FC, bạn cần chuẩn bị hồ sơ như sau:
- 1 Bảng đăng ký dự thi sát hạch lái xe hạng FC (theo mẫu quy định).
- 02 Bản photo CCCD/CMND/hộ chiếu còn hạn sử dụng và không cần công chứng.
- 01 Giấy khám sức khỏe tại các cơ sở y tế được cấp phép theo điều kiện từ cấp huyện trở lên
- Photo giấy phép lái xe hạng C.
- 10 ảnh thẻ, 3×4 theo quy định, chụp không quá 6 tháng.