Các loại biển báo giao thông đường bộ tại Việt Nam được áp dụng dựa trên các tiêu chuẩn của quốc tế, tương tự như các loại giấy phép lái xe. Người học lái xe cần nắm rõ từng loại biển báo để dễ dàng vượt qua kỳ thi sát hạch bằng lái xe cũng như tham gia giao thông sau khi có bằng lái xe.
Biển báo giao thông có 5 loại cơ bản là biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh, biển chỉ dẫn và biển báo phụ.
Biển báo cấm
Biển báo cấm là biển biểu thị các điều cấm mà người tham gia giao thông không được vi phạm.
Biển báo cấm chủ yếu có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ/chữ số, chữ viết màu đen thể hiện điều cấm (ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt).
Biển báo cấm có mã P (cấm) và DP (hết cấm).
Nhóm biển báo cấm có tổng cộng bao gồm 39 kiểu, gồm các biển báo giao thông đường bộ được đánh số ký hiệu từ 101 đến 139. Biển báo cấm có hiệu lực hầu như trên tất cả các làn đường, hay trên một số làn đường được phân biệt qua vạch dọc trên mặt phần xe chạy hoặc đường một chiều.
Người tham gia giao thông bắt buộc chấp hành những biển báo này, nếu không sẽ bị xem là phạm luật giao thông và sẽ bị phạt nóng nếu bị phát hiện hoặc phạt nguội nếu bị phát hiện hoặc ghi hình qua các thiết bị phương tiện thông tin đại chúng phổ biến hiện nay.
Hơn hết vẫn là sự an toàn của mình và người cùng tham gia giao thông khác. Ngoài ra thì còn giúp đảm bảo quá trình tham gia lưu thông được ổn định, không ùn tắc tắc gây cản trở lưu thông do không đồng bộ về luật.
Biển báo nguy hiểm và cảnh báo
Biển báo nguy hiểm và cảnh báo được dùng để báo cho người tham gia giao thông biết trước tính chất của sự nguy hiểm hoặc các điều cần chú ý phòng ngừa trên tuyến đường. Khi gặp biển báo nguy hiểm và cảnh báo, người tham gia giao thông phải giảm tốc độ đến mức cần thiết, chú ý quan sát và chuẩn bị sẵn sàng xử lý những tình huống có thể xẩy ra để phòng ngừa tai nạn.
Biển báo nguy hiểm có mã W, ví dụ như W.201 (a,b) – Chỗ ngoặt nguy hiểm; W.212 – Cầu hẹp; W.227 – Công trường…
Biển báo nguy hiểm/cảnh báo chủ yếu có hình tam giác đều, ba đỉnh lượn tròn; một cạnh nằm ngang, đỉnh tương ứng hướng lên trên, trừ biển W.208 “Giao nhau với đường ưu tiên” đỉnh tương ứng hướng xuống dưới.
Biển báo hiệu lệnh
Biển hiệu lệnh là biển báo các hiệu lệnh phải chấp hành. Người tham gia giao thông phải chấp hành các hiệu lệnh trên biển báo (trừ một số biển đặc biệt).
Loại biển báo giao thông hiệu lệnh có ý nghĩa và công dụng chung chính là nhằm báo các hiệu lệnh cho người tham gia giao thông để nghiêm chỉnh thi hành theo trong quá trình điều khiển hoặc dừng đỗ phương tiện. Biển báo hiệu lệnh gồm 10 kiểu và được đánh số thứ tự từ 301 đến 310.
Nhóm biển báo hiệu lệnh được quy định chung là có dạng hình tròn được tô nền xanh với hình vẽ màu trắng. Khác biệt so với biển báo chỉ dẫn chính là hình dạng tròn của biển báo hiệu lệnh và hình vuông hoặc hình chữ nhật của biện bảo chỉ dẫn.
Biển báo chỉ dẫn
Nhóm biển báo chỉ dẫn người tham gia lưu thông trên đường được quy định chung là có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, với thiết kế nền xanh và hình vẽ màu trắng.
Biển chỉ dẫn được thiết kế nhằm dẫn hướng cho những người điều khiển phương tiện tham gia giao thông biết những định hướng cần thiết trong quá trình di chuyển. Một số điều có ích khác cũng được biểu hiện trong các loại biển báo này, đặc biệt là các thông tin dành cho các bác tài đi đường dài, xa trên các quốc lộ lớn, nhánh lưu thông chính toàn quốc.
So với các loại biển báo giao thông khác thì những loại biển báo chỉ dẫn là nhóm có tổng số nhiều biển báo nhất với 47 kiểu. Các biển báo được đánh số thứ tự từ 401 đến 447. Trong đó mỗi kiểu có 1 hay nhiều biển có ý nghĩa gần như là tương tự nhau.
Biển phụ, biển viết bằng chữ
Biển phụ thường được đặt kết hợp với các biển báo chính nhằm thuyết minh, bổ sung để hiểu rõ, trừ biển số S.507 “Hướng rẽ” được sử dụng độc lập.
Biển phụ có mã S, SG và SH như: Biển S.501: Phạm vi tác dụng của biển; Biển số S.502: Khoảng cách đến đối tượng báo hiệu; Biển S.H,3 (a,b,c): Hướng tác dụng của biển…
Biển phụ có dạng: Hình chữ nhật/hình vuông, nền màu trắng, hình vẽ, chữ viết màu đen. Nếu nền màu xanh lam thì chữ viết màu trắng.
Các biển phụ đều được đặt ngay phía dưới biển chính ngoại trừ biển S.507 sử dụng độc lập được đặt ở phía lưng đường cong đối diện với hướng đi/đặt ở giữa đảo an toàn nơi đường giao nhau.
Tham khảo thông tin học lái tại TPHCM :
Ngoài ra Vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu được dùng để hướng dẫn, điều khiển các phương tiện tham gia lưu thông nhằm nâng cao an toàn và độ thông thoáng khi lưu thông. Vạch kẻ đường chia làm 2 loại bao gồm vạch nằm ngang và vạch nằm đứng. Vạch kẻ đường có tất cả 23 loại và được đánh số thứ tự từ 1.1 đến 1.23.
Vạch kẻ đường có thể được sử dụng độc lập hoặc có thể kết hợp với các loại biển báo hiệu giao thông đường bộ hoặc đèn tín hiệu chỉ huy giao thông. Trường hợp ở một nơi vừa có vạch kẻ đường và đồng thời vừa có cả biển báo thì người lái xe phải điều khiển phương tiện tuân thủ theo sự điều khiển của biển báo hiệu.
Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn lựa chọn những khoá học phù hợp.
Trường đào tạo lái xe Cửu Long
- Trụ sở chính: 382 Cao Thắng, phường 12, quận 10 (đối diện nhà hàng Đông Hồ)
- Văn phòng: 510 Huỳnh Thị Hai, phường Tân Chánh Hiệp, quận 12
- Văn phòng: (028) 66.82.22.72 – 0866.167.707
- Hotline 24/24: 0903.07.27.27 – Quản lý: 0903.099.939